14 đề tài xuất sắc nhất tại Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2023

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka là giải thưởng cao quý dành cho các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên do Thành Đoàn TP HCM phối hợp cùng Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP HCM tổ chức. Năm nay, giải thưởng thu hút 1.509 đề tài của 134 trường đại học, cao đẳng, học viện.Hàng trăm nhà khoa học trẻ tham gia tranh tài Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2023Tại buổi trao giải ngày 26-11, PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết giải thưởng đã đi qua hành trình 25 năm, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập, nghiên cứu của sinh viên, góp phần ứng dụng kiến thức trong nhà trường giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, đất nước.”Việc có sân chơi học thuật để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đoạt giải thưởng chỉ là thành công bước đầu. Mục đích chính là tìm ra những nhà khoa học trẻ có dự án tiềm năng, mong muốn nhận hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia,… góp phần rút ngắn thời gian đưa những công trình nghiên cứu vào thực tế” – PGS-TS Vũ Hải Quân nhận định.Tại vòng chung kết, tác giả của 178 đề tài đã giới thiệu kết quả nghiên cứu và trả lời câu hỏi phản biện trước hội đồng khoa học.Buổi giao lưu giữa các khách mời và thí sinhBà Phan Thị Thanh Phương, Bí thư Thành Đoàn TP HCM, trao bằng khen cho nhóm tác giả đoạt giảiPhần thưởng cho các đề tài đoạt giải nhất là 10 triệu đồngĐể đánh giá các đề tài năm nay, hơn 500 nhà khoa học là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, Sở ban ngành và các doanh nghiệp đã đồng hành, tham gia hội đồng khoa học. Tham gia hội đồng chấm thi, GS-TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM, đánh giá cao đề tài nghiên cứu của các thí sinh, trong đó nhiều đề tài có tính ứng dụng cao. Ngoài các đề tài đoạt giải, cuộc thi năm nay còn kết nối hỗ trợ chuyển giao công nghệ 7 đề tài14 đề tài đoạt giải nhất 1. Lĩnh vực Công nghệ thông tin: đề tài “Kết hợp học máy và kiến thức y khoa nhận diện một số bất thường trên phim X-quang ngực phẳng” của nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM.2. Lĩnh vực Công nghệ thực phẩm: đề tài “Nghiên cứu thu nhận và xác định hoạt tính sinh học của chiết xuất từ hoa, quả cây chuối hột Musa Balbisiana của nhóm sinh viên Trường ĐH Công Thương TP HCM. 3. Lĩnh vực Hành chính pháp lý: đề tài “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, thực trạng và giải pháp” của nhóm sinh viên Học viện Tòa án.4. Lĩnh vực Hóa học: đề tài “Nghiên cứu xác định kháng sinh Amikacin bằng cảm biến huỳnh quang sử dụng vật liệu tổ hợp g-C3N4/AuNPs” của nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.5. Lĩnh vực Khoa học giáo dục: đề tài “Thiết kế và sử dụng bộ flashcard về văn hóa dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Bộ trong môn Lịch sử và Địa lý lớp 4” của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM.6. Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp: đề tài “Đánh giá biến động quần thể cá chốt sọc Mystus Mysticetus Roberts, 1992 ở Cái Răng, Cần Thơ và Long Phú, Sóc Trăng” của nhóm sinh viên Trường ĐH Cần Thơ.7. Lĩnh vực Khoa học xã hội: đề tài “Xây dựng cẩm nang nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông” của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM.8. Lĩnh vực Khoa học, y dược: đề tài “Đặc điểm viêm phổi cộng đồng nặng có nhiễm RSV, Adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng nhập khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1” của nhóm sinh viên Khoa Y, ĐHQG TP HCM.9. Lĩnh vực Kinh tế: đề tài “Tác động của tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tới khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong thời kỳ COVID-19: Bằng chứng quốc tế” của nhóm sinh viên Học viện Ngân hàng.10. Lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ: đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị Monitor 4 thông số” của sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.11. Lĩnh vực Quy hoạch – kiến trúc – xây dựng: đề tài “Đa dạng hóa hình thức không gian sinh hoạt cộng đồng dựa trên đặc thù mùa nước nổi Đồng bằng sông Cửu Long” của sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP HCM.12. Lĩnh vực sinh học: đề tài “Xây dựng mô hình học máy giúp chẩn đoán sớm, tiên lượng và cá nhân hóa điều trị ung thư biểu mô tế bào gan” của nhóm sinh viên Khoa Y, ĐHQG TP HCM.13. Lĩnh vực Tài nguyên và môi trường: đề tài “Nghiên cứu chế tạo màng nhựa sinh học từ phế phẩm nông nghiệp hạt bơ booth Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. 14. Lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật: đề tài “Giới thiệu, phiên âm một số bài hát văn và nghiên cứu, so sánh với lời hát trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại TP HCM” của nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM