Có hơn 30 tỷ đồng cùng danh mục đầu tư ‘khủng’, vị đại gia nắm bí quyết ‘bất bại’ để nghỉ hưu sớm: Tiết kiệm không phải ‘thượng sách’, dùng tiền đẻ ra tiền từ 4 chìa khoá này mới giàu

Michael Quan đã nghỉ hưu từ cách đây 10 năm, khi ông 36 tuổi. Ông đã nghỉ hoàn toàn công việc tư vấn IT vào năm 2013, sau khi sở hữu khối tài sản trị giá 1,28 triệu USD và khoản tiền mặt 110.000 USD sau khi bán lại công ty IT của mình.

Nghỉ hưu sớm không phải là quyết định bộc phát của Quan và không được đưa ra sau khi ông bán lại công ty. Từ những năm 20 tuổi, Quan đã muốn từ bỏ công việc 9 tiếng của mình, sau khi gặp gỡ người chú đạt được mục tiêu tự do tài chính và nghỉ hưu ở độ tuổi 30.

Năm 22 tuổi, khi đang làm quản trị viên, Quan bắt đầu tiết kiệm và đầu tư vào quỹ 401(k) với ý định xây dựng một danh mục đầu tư đủ để trang trải các khoản chi phí của mình. Ông bắt đầu đầu tư vào các quỹ thông qua tài khoản hưu trí của mình. Quan mua cổ phiếu riêng lẻ, bao gồm cả những cổ phiếu của doanh nghiệp có trả cổ tức theo đúng chiến lược đầu tư.

Ban đầu, Quan phân bổ dòng tiền vào một số quỹ có chi phí cao, chẳng hạn như Capital World Growth and Income Fund-A (CWGIX) và American High-Income Trust-A (AHITX). Dù ban đầu chi phí dường như không quá lớn, nhưng trong 10 năm, chi phí có thể lên đến 6 con số. Sau đó, Quan bắt đầu đầu tư vào các quỹ của Vanguard và iShares.

CWGIX tính mức phí là 0,76% và AHITX là 0,69%. Năm 2022, phí trung bình của các quỹ tương hỗ đầu tư vốn cổ phần là 0,44%, theo Investment Company Institute.

Quan cũng nhận thấy việc lựa chọn cổ phiếu của mình không hiệu quả vì lợi nhuận vẫn không thể “đánh bại” thị trường. Năm 2016, ông muốn có một danh mục đa dạng hơn nên tìm đến các quỹ tiếp xúc với nhiều loại cổ phiếu, thị trường khác nhau và có phí giao dịch hấp hơn.

Hiện tại, quỹ có tỷ trọng lớn nhất tính theo giá trị USD trong danh mục của Quan là Vanguard FTSE Developed Markets ETF (VEA), theo dõi cổ phiếu ở các khu vực gồm Canada, châu Âu và Nhật Bản. Việc đầu tư vào quỹ này giúp ông cân bằng mức độ tiếp xúc với chứng khoán Mỹ từ các quỹ khác.

iShares Core S&P 500 ETF (IVV) là quỹ đứng thứ 2. Quỹ này theo dõi S&P 500, cho phép Quan tiếp cận 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ.

Quỹ có tỷ trọng lớn thứ 3 là iShares Core MSCI Emerging Markets ETF (IEMG). Quỹ này giúp Quan đầu tư ở các thị trường mới nổi hay các nền kinh tế đang phát triển. Mục đích của ông là cân bằng tỷ lệ nắm giữ với các thị trường phát triển. Tuy nhiên, quỹ này cũng có rủi ro.

Một cổ phiếu có tỷ trọng lớn 4 là Coca-Cola (COKE). Ban đầu, Quan lựa chọn cổ phiếu này là vì hay sử dụng các sản phẩm của họ và muốn đầu tư vào thứ mà ông hiểu về nó. Quan chia sẻ, ông mua 5-10 USD cổ phiếu Coca-Cola mỗi tuần.

Khi thanh lý bớt các cổ phiếu riêng lẻ, Quan không bán cổ phiếu Coca-Cola để tránh thuế lợi vốn vì mã này tăng nhiều hơn các cổ phiếu khác. Tuy nhiên, ông đã ngừng mua thêm kể từ năm 2013 sau thời gian nắm giữ từ năm 2002. Đây cũng là cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong danh mục và có tỷ suất sinh lời ấn tượng. Kể từ khi ông ngừng mua vào năm 2013, COKE tăng 974%.

Quỹ có tỷ trọng lớn thứ 5 là DFA U.S. Small Cap Value Portfolio Institutional Class (DFSVX), bao gồm các cổ phiếu vốn hoá nhỏ và tính phí giao dịch cao hơn 1 chút so với các quỹ kể trên là 0,33%.

Hiện tại, Quan vẫn mở rộng danh mục đầu tư bằng cách sử dụng quỹ Roth IRA của cả 2 vợ chồng ông, với giới hạn hàng năm là 6.000 USD. Ông chủ yếu phân bổ cho IEMG để tăng khả năng tiếp xúc với các thị trường này. Dòng tiền hiện tại của Quan chủ yếu đến từ việc cho thuê bất động sản dài hạn và ngắn hạn, cùng với thu nhập của vợ ông là giáo viên trung học.

Tham khảo BI 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *