Cơn bão khiến giới khoa học bất ngờ

Đây là khu vực bị bão Otis tàn phá nặng nề nhất. Bản thân ông Obrador cũng quay lại Acapulco hôm 29-10 để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả với sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát.

Theo AP, Otis đã mạnh lên thành siêu bão trong thời gian ngắn kỷ lục và các nhà khoa học vẫn đang vật lộn tìm kiếm câu trả lời cho điều này. Ban đầu, Otis chỉ được phân loại là bão nhiệt đới nhưng chỉ sau 24 giờ đã đổ bộ gần TP Acapulo với sức gió lên đến 266 km/giờ hôm 25-10. 

Đây là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ ở Đông Thái Bình Dương. Đáng chú ý, chỉ trong vòng 12 giờ, sức mạnh của bão đã tăng lên hơn gấp đôi, với sức gió từ 113 km/giờ lên 257 km/giờ, cũng là một kỷ lục.

Cơn bão khiến giới khoa học bất ngờ - Ảnh 1.

Một khu vực ở TP Acapulco, bang Guerrero – Mexico tan hoang hôm 29-10 sau khi bị bão Otis tàn phá Ảnh: REUTERS

Một số nhà khoa học chỉ ra rằng hiện tượng trên trùng hợp với xu hướng bão mạnh lên nhanh chóng hơn trong các thập kỷ gần đây vì nước biển ấm hơn do biến đổi khí hậu. 

Cơn bão khiến giới khoa học bất ngờ

Theo chuyên gia Kerry Emanu-el từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), các mô hình dự báo bão đã thất bại. Nhà nghiên cứu bão Brian McNoldy từ Trường ĐH Miami (Mỹ) cho biết dự báo ban đầu rằng Otis chỉ là bão nhiệt đới khiến mọi người trở tay không kịp. 

Giám đốc Trung tâm Bão quốc gia Mỹ Michael Brennan phân tích rằng việc Otis mạnh lên khó lường là do nó tìm thấy một môi trường thuận lợi hơn nhiều so với những gì được dự đoán, như vừa có nước ấm, vừa có gió di chuyển đúng hướng và ở độ cao phù hợp.


Anh Thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *