Kon Tum bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Mục tiêu chung là quản lý và kiểm soát ATTP qua đó phát huy tính hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Với các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được hàng năm: Không có vụ ngộ độc thực phẩm từ 30 người mắc trở lên; Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận trên 100.000 dân là dưới 07; Tỷ lệ các cơ cở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 100%; Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP < 2% so với số mẫu được giám sát; Giảm số vụ ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ (so với năm liền trước); Thanh tra, kiểm tra 100% cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố có nguy cơ cao gây mất ATTP.

gabantp.png
Ảnh minh hoạ

Để thực hiện được các chỉ tiêu đã đề ra, Kế hoạch đưa ra 3 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: (1) Tăng cường sự lãnh đạo trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP; (2) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP; (3) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các đoàn thể.

UBND tỉnh giao Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị, địa phương để triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW, Quyết định số 426/QĐ-TTg, Kế hoạch số 829/KH-BYT, Kế hoạch số 82-KH/TU và Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch theo lĩnh vực ngành quản lý; kịp thời có đánh giá, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp quản lý ATTP.

Sở Y tế là cơ quan đầu mối đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện.

Các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền: Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW, Quyết định số 426/QĐ-TTg, Kế hoạch số 829/KH-BYT, Kế hoạch số 82-KH/TU và Kế hoạch này có trách nhiệm tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ATTP trong phạm vi, địa bàn quản lý.

PV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *