Với nhà đầu tư Mỹ, 2022 là năm tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ, khi S&P 500 giảm 20%. Jesse Cramer – nhân viên một công ty tư vấn đầu tư và vận hành một blog tài chính cá nhân, cũng có quan điểm tương tự.
Sau khi thanh toán hết khoản nợ 42.000 USD, Jesse tập trung đầu tư và sở hữu khối tài sản trị giá 6 con số nhờ “đầu tư lười biếng”, đồng thời tiết kiệm cho ngôi nhà đầu tiên của mình.
Trong 2 năm qua, dù thị trường biến động nhưng chiến lược đầu tư của Jesse vẫn không thay đổi. Mục tiêu chính của anh là tiết kiệm để đạt được mục tiêu độc lập tài chính và nghỉ hưu.
Về đầu tư, hướng đi Jesse thực hiện là “thực hiện mục tiêu, tuỳ theo thời gian rồi phân bổ tài sản”. Anh giải thích: “Vì mục tiêu của tôi không đổi nên các mốc thời gian cũng vậy. Việc phân bổ tài sản – tỷ trọng cổ phiếu, trái phiếu hay các lựa chọn thay thế, cũng không thay đổi.”
Jesse lưu ý, nếu mục tiêu thay đổi thì là lúc anh sẽ xem xét lại việc phân bổ tài sản. Tuy nhiên, với bối cảnh bất ổn của thị trường hiện tại thì chiến lược của anh vẫn giữ nguyên. Phản ứng của Jesse khi thị trường sụt giảm vào năm 2022 giống như năm 2020: “ngồi yên quan sát”.
Chiến lược đầu tư của Jesse rất đơn giản, anh cho biết mình nắm giữ một số quỹ, duy trì chi phí ở mức thấp, duy trì sự đa dạng và tài cân bằng một cách đều đặn. Anh gọi đây là đầu tư kiểu “lười biếng”.
Theo Jesse, ai cũng có thể sử dụng lại chiến lược của mình bằng cách mua và nắm giữ vài quỹ có sự đa dạng lớn, chi phí thấp như các quỹ theo dõi chứng khoán Mỹ hay thị trường quốc tế. Jesse nói: “2 quỹ này giúp tôi tiếp cận cổ phiếu mình cần, còn cả 2 quỹ trái phiếu và 1 quỹ tài sản thay thế.”
VTFAX, FSKAX và SWTSX của Vanguard, Fidelity và Schwab là các quỹ chỉ số mà Jesse đang đầu tư.
Theo Jesse, một yếu tố khác của chiến lược “đầu tư lười biếng” là tái cân bằng định kỳ. Anh thực hiện bước này 2-4 lần một năm. Ví dụ, mục tiêu phân bổ của anh là 70% cổ phiếu, 20% trái phiếu và 10% các tài sản thay thế và hiệu suất của thị trường trong 6 tháng đã thay đổi, thì tỷ lệ phân bổ của Jesse sẽ được điều chỉnh một chút. Anh bán bớt một chút ở mục này và mua thêm một chút ở mục khác để vẫn đảm bảo mức 70-20-10.
Jesse thường tái cân bằng danh mục ở đúng một thời điểm trong năm. Nhờ đó, quyết định sẽ không bị ảnh hưởng bởi diễn biến thị trường. Theo anh, việc điều chỉnh không nên thực hiện quá 4 lần/năm.
Trong khi đó, Jesse sở hữu một cổ phiếu riêng lẻ duy nhất đó là Berkshire Hathaway. Anh không tin vào việc lựa chọn cổ phiếu của từng doanh nghiệp nhưng đặt kỳ vọng lớn vào tập đoàn của Warren Buffett.
Jesse nói: “Tôi không ngại nói rằng việc sở hữu cổ phiếu Berkshire bắt nguồn từ một quyết định tưởng như vô lý, đó là tôi thích được nghe những lời phát biểu của Warren Buffett và Charlie Munger. Đây không phải là quyết định dựa trên những phân tích về các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.”
Nhìn chung, tất cả các khoản đầu tư đều đi kèm với rủi ro. Song, đặt cược vào một cổ phiếu vẫn có nhiều mối đe doạ hơn so với sở hữu một quỹ gồm nhiều cổ phiếu.
Anh cho hay: “Tôi thật may mắn khi việc nắm giữ cổ phiếu Berkshire cũng mang lại lợi ích lớn. Từ khi tôi mua vào, cổ phiếu Berkshire liên tục có thành tích vượt trội so với phần còn lại của thị trường chứng khoán Mỹ.”
Trên thực tế, tập đoàn của Buffett hoạt động tốt cũng là một yếu tố khiến Jesse càng thêm yêu thích. Anh không nắm giữ cổ phiếu này để kiếm tiền: “Nó giống như việc mua một chiếc túi xách hàng hiệu. Tôi sở hữu cổ phiếu Berkshire vì thích.”
Tham khảo BI