Việc nhẹ lương cao
Các công việc làm online đang trở thành một xu hướng trong giới trẻ, nhất đối với các bạn học sinh sinh viên. Tuy nhiên, cũng vì nhu cầu ngày càng tăng cao mà nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để giăng bẫy lừa đảo.
Nhiều bạn sinh viên nhẹ dạ cả tin đã rơi vào bẫy của đối tượng xấu chỉ sau một vài lời nói ngon ngọt về những công việc “việc nhẹ lương cao”, “không cần bằng cấp”…
Một số công việc thường được các đối tượng lừa đảo “tuyển dụng” là marketing online, thương mại điện tử, click quảng cáo online, làm việc qua Telegram…
Những bài đăng “tuyển dụng” lừa đảo thường đi kèm với những quyền lợi từ trên trời rơi xuống như: việc nhẹ lương cao, không cần phải đến trực tiếp công ty, làm ở bất kỳ đâu mà bạn muốn mà cũng ra tiền, chỉ cần có điện thoại hoặc laptop là kiếm tiền “nhàn tênh”…
Các bạn học sinh, sinh viên tham gia ứng tuyển sẽ bị các đối tượng thuyết phục tham gia vào một loạt chu trình về việc đóng tiền lệ phí. Đó là khoản tiền theo phía tuyển dụng là tiền đào tạo, tiền hồ sơ, tiền dạy kỹ năng, tiền giữ chỗ… và đủ các loại tiền phi lý khác. Sau khi nộp xong, các bạn sẽ có một khoảng thời gian chờ việc, có người thì chờ mãi mà không thấy, có người còn được đáp trả một cách lịch sự hơn đó là nhận được thông báo không trúng tuyển do có những điều kiện không phù hợp, không đáp ứng. Cuối cùng thì “tiền mất tật mang”.
Ngoài ra, nhiều đối tượng lừa đảo còn hướng đến mục đích “lấy cắp” thông tin của người dùng. Đó là khi các bạn đọc được một đoạn tin tuyển dụng khá hấp dẫn mà cảm thấy phù hợp với mình ở trên mạng, bạn sẽ gửi đi thông tin cá nhân để chờ đợi cơ hội với suy nghĩ “cứ gửi thông tin đi biết đâu lại được chú ý”. Sau đó, các bạn sinh viên có thể không để ý tới tin đó nữa nhưng thực sự thì thông tin đã bị lấy cắp.
Sinh viên nên có thái độ cảnh giác, tinh thần phòng bị cao độ trước những đối tượng đáng nghi, đọc và tìm hiểu kỹ mọi thông báo tuyển dụng. Nếu chắc chắn hơn có thể tham khảo ý kiến của anh chị khóa trên, thầy cô cố vấn, gia đình… trước khi ứng tuyển vào công việc bất kỳ nào.
Lừa đảo chiếm đoạt học phí
Nhiều trường hợp lừa đảo học phí đã xảy ra ở các trường đại học trên cả nước. Ví dụ, ở Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, một số tân sinh viên đã từng kẻ gian lợi dụng việc tân sinh viên phải đóng học phí qua tài khoản ngân hàng để tìm cách thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thậm chí đối tượng lừa đảo còn mạo danh giám đốc ngân hàng để lấy lòng tin, tìm cách lừa tiền học phí của tân sinh viên.
Các đối tượng này tìm cách dụ dỗ sinh viên, yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản cá nhân và nói sẽ đóng học phí cho sinh viên. Khi thấy sinh viên nghi hoặc, có đối tượng còn mạo danh giám đốc ngân hàng gọi điện xác minh, tạo sự tin tưởng cho sinh viên.
Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã lập tức ra thông báo, lưu ý tân sinh viên không giao dịch tiền đóng học phí với bên thứ 3. Khi đóng học phí, phải chuyển khoản trực tiếp đến số tài khoản ngân hàng của Trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh thông qua hình thức internet banking hoặc tại phòng giao dịch của ngân hàng theo thông tin mà nhà trường đã thông báo.
Một chiêu thức lừa đảo khác là giả mạo giấy báo trúng tuyển của trường để yêu cầu thí sinh đóng học phí. Một số sinh viên cho biết đã nhận được email chúc mừng vì nhận được học bổng từ trường, giảm tới 50% học phí cho 4 năm với hệ chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế.
Kẻ lừa đảo sau đó sẽ yêu cầu sinh viên phản hồi lại và cung cấp những thông tin quan trọng, đóng học phí trọn gói. Thủ đoạn này dễ dàng lừa được những sinh viên mới nhập học, hoặc còn thiếu thông tin về những hình thức đóng học phí chính thống, an toàn.
Các trường đại học có tình trạng trên sau đó đã nhanh chóng hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách đóng học phí đúng. Ngoài việc đóng trực tiếp tại phòng Tài chính của trường, hiện nay, hầu hết các trường đã cho phép học sinh và phụ huynh đóng học bằng các hình thức online, bao gồm: Đóng học phí qua chuyển khoản trực tuyến bằng app ngân hàng; Đóng qua các ví điện tử như Viettel Money, Momo, VNPay…
Việc đóng học phí qua ví điện tử không chỉ có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công sức cho sinh viên và phụ huynh, mà còn giúp nhà trường giảm bớt chi phí hóa đơn giấy và tiết kiệm nguồn nhân lực. Nhờ vậy, việc quản lý học phí được thực hiện chính xác và hiệu quả hơn.
Đáng chú ý, sinh viên đóng học phí qua ví điện tử còn có thể nhận được nhiều ưu đãi. Mới đây, Viettel Money còn tung ra 2 chương trình ưu đãi đóng học phí là Trúng sổ tiết kiệm và Balo Voucher.
Cụ thể, Viettel tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho 60 khách hàng đóng học phí sớm nhất qua Viettel Money có số đuôi Mã giao dịch là 66. Các cách thức đóng học phí được ghi nhận đủ điều kiện tham gia chương trình trúng Sổ tiết kiệm bao gồm: Dùng Viettel Money chuyển tiền đến số tài khoản ngân hàng của Nhà trường (qua QR hoặc chuyển khoản), Thanh toán qua các phần mềm học phí trên Viettel Money.
Bên cạnh đó, tất cả các khách hàng đóng học phí thành công qua Viettel Money theo 1 trong các hình thức sau: Dùng Viettel Money chuyển tiền đến số tài khoản ngân hàng của Nhà trường (qua QR hoặc chuyển khoản); Thanh toán qua các phần mềm học phí trên Viettel Money sẽ có cơ hội nhận thêm 1 trong các phần quà như sau:
5.000 Combo Voucher đến từ các thương hiệu hot, phục vụ tới 8 nhu cầu thiết yếu với ưu đãi trị giá 10.000.000 VNĐ.
95.000 Combo Voucher đến từ các thương hiệu hot, phục vụ tới 6 nhu cầu thiết yếu với ưu đãi trị giá 5.000.000 VNĐ.
200.000 Combo Voucher đến từ các thương hiệu hot, phục vụ tới 4 nhu cầu thiết yếu với ưu đãi trị giá 3.000.000 VNĐ.
500.000 Combo Voucher đến từ các thương hiệu hot, phục vụ tới 2 nhu cầu thiết yếu.
Để có thể đóng học phí với nhiều ưu đãi, người dùng có thể tải app tại đây.