Đừng để xảy ra việc đau lòng!

Sáng 9-10, chị Trương Hạnh (xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP HCM) tá hỏa khi không thấy con gái Huyền Trân (26 tuổi) ở nhà.

Hệ lụy trầm cảm

Theo chị Hạnh, Huyền Trân bị trầm cảm, được gia đình giám sát rất chặt nhưng chỉ chút lơ đãng thì Huyền Trân khóa cửa nhà rồi lấy xe máy đi đâu không rõ. Lo lắng, chị cầu cứu người dân, cộng đồng mạng ai thấy thì báo công an gần nhất hoặc gọi điện số thoại 0785.801977 của chị.

Một trường hợp khác nghi trầm cảm, theo đó, 5 giờ sáng 10-10, tại một chung cư trên phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP HCM, cô gái 20 tuổi H.N.B, thuê căn hộ trên tầng 19 bất ngờ được người dân tìm thấy ở dưới sảnh chung cư. Theo người dân, có thể nạn nhân đã nhảy từ trên căn hộ xuống.

Cũng ở TP Thủ Đức, trước đó mấy ngày, tại chung cư ở phường Trường Thọ, một người tên N.D.K. 21 tuổi thuê căn hộ trên tầng 14 cũng bị phát hiện rơi xuống. Nạn nhân trước đó có dấu hiệu bị trầm cảm, hôm xảy ra vụ việc đau lòng, ông bà K. ở Đồng Nai tới đón về nhà khám bệnh nhưng chưa kịp đi…

Từ chuyện mẹ ngược xuôi tìm con trầm cảm mất tích: Đừng để xảy ra việc đau lòng - Ảnh 1.

Chung cư nơi phát hiện cô gái 20 tuổi H.N.B tử vong.

Giải quyết ra sao?

Liên quan đến áp lực ảnh hưởng đến giới trẻ, tư vấn viên tâm lý Nguyễn Thị Phương Trang, Trung tâm Tham vấn Tâm lý The Sight, cho biết người trẻ ngày nay do được ba mẹ săn sóc “từng li, từng tí” hoặc hoàn toàn bị bỏ rơi nên họ chưa có kinh nghiệm và chưa được chuẩn bị để vượt qua áp lực cuộc sống ở thời đại mà áp lực cao hơn thế hệ trước.

Áp lực của người trẻ đa phần là học tập, bạn bè, tình yêu, nghề nghiệp hoặc để khẳng định bản thân… Trong đó, một số người dễ dàng vượt qua nhưng còn đó những người loay hoay không thoát ra được nên đã xảy ra nhiều sự việc đau lòng.

Người trẻ cần tự trang bị các bài toán, kiến thức, kỹ năng và cũng cần tin rằng mình dám đương đầu với áp lực của cuộc sống. Còn ngược lại, khi gặp khó khăn dễ bị chùn bước, mong chờ người khác đến cứu giúp tạo ra lối dựa dẫm.

Tư vấn viên Phương Trang cũng cho rằng cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc đồng hành, chia sẻ cùng con.

“Thấu cảm, quan sát và giao tiếp là chìa khóa để làm giảm áp lực của con và để phát hiện sớm các nguy cơ về sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, sự lắng nghe của cha mẹ là lời động viên mạnh mẽ nhất giúp con cảm thấy được đón nhận và tôn trọng…. Nhưng trước hết, cha mẹ cần có một tâm trí thoải mái và không định kiến” – tư vấn viên Phương Trang nhận định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *